0898123779

Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực thiết kế chuyên về việc tạo ra và duy trì các không gian ngoài trời. Các kiến trúc sư cảnh quan sử dụng các yếu tố tự nhiên và nhân tạo để tạo ra các không gian đẹp, chức năng và bền vững.

1. Kiến trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc cảnh quang là một lĩnh vực thiết kế liên quan đến việc kết hợp các yếu tố thiên nhiên như đất đai, nước, cây xanh với kiến trúc nhằm tạo nên một không gian sống xanh, hài hòa với môi trường.

Kiến trúc cảnh quang tập trung vào thiết kế các yếu tố ngoại cảnh xung quanh các công trình như:

  • Thiết kế hệ thống cây xanh, vườn, công viên.
  • Thiết kế hệ thống đường giao thông, hệ thống nội khu.
  • Xử lý thoát nước, chiếu sáng ngoại cảnh.
  • Lựa chọn vật liệu phủ đất phù hợp.

Mục đích nhằm hòa hợp kiến trúc với thiên nhiên, tạo ra không gian xanh, thúc đẩy sức khỏe cho cộng đồng. Kiến trúc cảnh quang góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững.

2. Vai trò của kiến trúc cảnh quan

Vai trò của kiến trúc cảnh quan là đa dạng và đóng góp vào nhiều khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là những vai trò quan trọng của kiến trúc cảnh quan:

Vai trò thẩm mỹ

Kiến trúc cảnh quan sử dụng các yếu tố tự nhiên và nhân tạo để tạo nên vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Cây xanh, hoa lá, hồ nước,… giúp tô điểm cho các công trình, tạo nên không gian sống xanh, sạch, đẹp.

Vai trò chức năng

Thiết kế kiến trúc cảnh quan không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn đáp ứng các nhu cầu sử dụng của con người. Các không gian cảnh quan như công viên, vườn hoa, sân chơi,… giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra các không gian vui chơi, giải trí, thư giãn cho người dân.

Vai trò môi trường

Thiết kế cảnh quan giúp cải thiện môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm, tạo ra bầu không khí trong lành. Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2, cung cấp oxy, điều hòa nhiệt độ,… giúp bảo vệ môi trường.

Vai trò kinh tế

Kiến trúc cảnh quan góp phần nâng cao giá trị bất động sản, tăng tính hấp dẫn của các công trình kiến trúc. Các công trình có cảnh quan đẹp, hài hòa sẽ thu hút nhiều khách hàng, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho chủ đầu tư.

Vai trò xã hội

Cảnh quan trong kiến trúc góp phần gắn kết cộng đồng, tạo ra không gian giao lưu, sinh hoạt chung cho người dân. Các công viên, vườn hoa,… là nơi mọi người có thể gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, giải trí,…

Vai trò cho sức khỏe tinh thần con người

Kiến trúc cảnh quan đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Không gian ngoài trời được thiết kế tốt có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Tăng cường hoạt động thể chất: Các không gian ngoài trời như công viên, vườn, đường đi bộ,… tạo điều kiện cho mọi người tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… Các hoạt động này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính khác.
  • Tiếp xúc với thiên nhiên giúp giảm mức độ căng thẳng và lo lắng. Nghiên cứu cho thấy rằng dành thời gian ở ngoài trời có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp và mức độ cortisol.

3. Phân loại kiến trúc cảnh quan

Thiết kế cảnh quan là một quá trình quan trọng để tạo ra sự cân bằng giữa các khu vực tự nhiên và xây dựng. Có hai loại chính:

3.1 Cảnh quan tự nhiên

  • Bao gồm các yếu tố tự nhiên không có sự tác động của con người, như địa hình, địa mạo, phong cảnh, cây xanh, khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.
  • Những yếu tố này đóng vai trò như một phong nền cho môi trường xây dựng và có thể là nguồn cảm hứng cho thiết kế kiến trúc.

3.2 Cảnh quan nhân tạo

Liên quan đến việc tạo ra cảnh quan mới dưới sự tác động của con người.
Bao gồm 4 loại cơ bản:

a. Cảnh quan điểm dân cư: Cảnh quan ở nông thôn và đô thị, nơi con người xây dựng và tạo ra môi trường sống.

b. Cảnh quan bảo tồn di sản: Bao gồm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu vườn quốc gia, các yếu tố thiên nhiên quan trọng. Cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất.

c. Cảnh quan nghỉ ngơi – giải trí: Bao gồm các khu nghỉ ngơi, điều dưỡng, nơi con người tìm kiếm môi trường trong lành để thư giãn.

d. Cảnh quan vùng công nghiệp: Liên quan đến quy hoạch và thiết kế khu vực cho các nhà máy, xí nghiệp lớn nằm ngoài khu dân cư.

4. Quy trình thiết kế kiến trúc cảnh quan

Bước 1: Tiếp cận và khảo sát:

  • Các kiến trúc sư cảnh quan tiếp cận khu vực được yêu cầu thiết kế và tìm hiểu về mục đích sử dụng của không gian đó.
  • Đánh giá các yếu tố như vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, tự nhiên, văn hóa và xã hội để hiểu rõ về ngữ cảnh và yêu cầu thiết kế.

Bước 2: Phân tích và đánh giá:

  • Thu thập thông tin chi tiết về các yếu tố đã được khảo sát và phân tích chúng một cách cẩn thận.
    Xác định những yếu tố quan trọng và những rào cản cần được giải quyết trong quá trình thiết kế.
  • Đưa ra các giải pháp tối ưu dựa trên những phân tích và đánh giá đã thực hiện.

Bước 3: Lập kế hoạch thiết kế:

  • Dựa trên thông tin đã thu thập và phân tích, xác định mục tiêu và những yếu tố cần thiết cho không gian cảnh quan.
  • Bố trí các yếu tố như cây xanh, hệ thống thoát nước, đường đi, khu vực sinh hoạt công cộng và các yếu tố khác trong không gian.
  • Tính toán và đưa vào kế hoạch các yếu tố này để tạo ra một không gian sống đẹp và bền vững.

Bước 4: Thiết kế chi tiết:

  • Tiến hành thiết kế chi tiết cho từng yếu tố đã được xác định trong kế hoạch.
    Sử dụng sự tính toán và sáng tạo để tạo ra các giải pháp thiết kế hài hòa và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng.
  • Xem xét các yếu tố như hình dạng, màu sắc, vật liệu, hoa văn và ánh sáng để tạo ra không gian cảnh quan thú vị và độc đáo.

Bước 5:Thực hiện và bảo trì:

  • Thực hiện các công trình theo kế hoạch và thiết kế đã được xác định trước đó.
    Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến quá trình xây dựng và cảnh quan.
  • Sau khi hoàn thành, tiến hành bảo trì và chăm sóc để duy trì tính thẩm mỹ và chất lượng của không gian sống.

5. Các xu hướng thiết kế kiến trúc cảnh quan mới nhất hiện nay:

Các xu hướng mới hiện đại trong kiến trúc cảnh quan không chỉ tạo ra các không gian đẹp mắt và tiện nghi mà còn tăng cường hiệu quả và bền vững cho môi trường sống. Sự sáng tạo trong thiết kế, kết hợp cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo độc đáo đem lại những trải nghiệm ấn tượng, là nơi sinh sống hoàn hảo trong kiến trúc cảnh quan hiện nay.

Sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh:

Công nghệ chiếu sáng thông minh được tích hợp vào kiến trúc cảnh quan để tạo ra không gian sống và làm việc tiện nghi hơn. Hệ thống chiếu sáng tự động điều chỉnh độ sáng và màu sắc theo điều kiện tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng và tăng cường trải nghiệm thẩm mỹ.

Sử dụng hệ thống tưới tự động thông minh:

Để duy trì và chăm sóc các vùng xanh trong kiến trúc cảnh quan, hệ thống tưới tự động thông minh được sử dụng. Các cảm biến đo đạc mức độ ẩm đất và thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, giúp tiết kiệm nước và duy trì sự tươi mát của không gian xanh.

Sử dụng hệ thống quản lý thông minh:

Các hệ thống quản lý – kiểm soát thông minh được tích hợp để quản lý và điều khiển các yếu tố trong kiến trúc cảnh quan như ánh sáng, nhiệt độ, hệ thống thoát nước và an ninh.

Việc sử dụng các thiết bị kết nối mạng như điện thoại, ipad… cho phép người dùng kiểm soát và theo dõi từ xa, tăng cường sự tiện lợi và linh hoạt.

Sử dụng vật liệu bền vững:

Sử dụng vật liệu bền vững là một xu hướng đáng chú ý trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Các công trình bền vững được thiết kế với mục tiêu sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, đồng thời có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế sau khi không còn sử dụng được nữa.

Trong quá trình thiết kế kiến trúc cảnh quan bền vững, các kiến trúc sư và nhà thiết kế đang tìm kiếm các vật liệu có ít tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này bao gồm việc sử dụng vật liệu có nguồn gốc tái tạo, như gỗ tái chế, gạch làm từ đất sét tự nhiên, hoặc vật liệu tự nhiên khác như tre, cây cỏ, đá vôi và đá granit. Những vật liệu này không chỉ giúp giảm lượng chất thải và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên mà còn có khả năng tích hợp tốt vào môi trường xung quanh.

Bên cạnh việc sử dụng vật liệu tái chế và tự nhiên, các công trình bền vững cũng thường sử dụng các vật liệu bền vững khác như bê tông tái chế, thép tái chế và vật liệu composite được sản xuất từ nguồn tài nguyên tái tạo. Sự lựa chọn này giúp giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất và giảm tác động đến môi trường.

Qua việc sử dụng vật liệu bền vững, các công trình kiến trúc cảnh quan hiện đại không chỉ đáp ứng được yêu cầu về môi trường mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cả con người và thiên nhiên.

Sử dụng hệ thống tự động hoá:

Các thiết bị tự động như cổng điện tử, hệ thống chiếu sáng tự động và hệ thống an ninh thông minh giúp tạo ra một môi trường sống hiện đại và an toàn.

Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn mẫu thiết kế hay có ý tưởng thiết kế cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua các kênh sau:

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng D&K Việt Nam

  • Địa chỉ văn phòng: 101 Nguyễn Thị Nhung, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. HCM
  • Email: info@dkcons.com.vn
  • Hotline/ zalo: 089 812 3779
  • Thời gian hoạt động từ 8h00 – 17h00 tất cả các ngày trong tuần.

Xem thêm các dịch vụ của chúng tôi: Tại đây

Xem thêm các dự án tiêu biểu của chúng tôi: Tại đây.